Carl Linnaeus

Carl Linnaeus (Carl von Linné)
Carl von Linné, Alexander Roslin, 1775. Bức ảnh hiện đang được sở hữu và treo tại Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển
Sinh(1707-05-23)23 tháng 5, 1707
Råshult, Älmhult, Thụy Điển
Mất10 tháng 1, 1778(1778-01-10) (70 tuổi)
Uppsala, Thụy Điển
Quốc tịchThụy Điển
Trường lớpĐại học Uppsala
Đại học Harderwijk
Nổi tiếng vìPhân loại học
Sinh thái học
Thực vật học
Sự nghiệp khoa học
NgànhThực vật học
Động vật học
Y học
Phân loại học
Tên viết tắt trong IPNIL.
Chữ ký
Carl v. Linné
Chú thích

Huy hiệu trên áo của Carl von Linné.

Linnaeus lấy tên Carl von Linné sau khi dòng Hiệp sĩ Thụy Điển trao ông tước von năm 1761. Ông là cha của Carolus Linnaeus con.

Carl Linnæus (phát âm tiếng Thụy Điển: [ˈkɑːɭ fɔn lɪˈneː]  ( nghe)), (23 tháng 5 năm 1707 - 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quý danh Carl von Linné, là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại.[1] Ông được biết đến như là cha đẻ của hệ thống phân loại hiện đại ngày nay. Ông cũng được tôn vinh là một trong những người tiên phong của ngành sinh thái học hiện đại và được tôn vinh là "Hoàng tử của giới thực vật học". Nhiều tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Latinh, trong đó ông lấy tên theo kiểu Latinh là Carolus Linnæus (hay Carolus a Linné sau năm 1761).

Ở thời của mình, ông là nhà thực vật học nổi tiếng nhất, người được biết đến với những kĩ năng ngôn ngữ rất tốt. Nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng gửi cho ông một lời nhắn: "Nói với ông ta tôi không biết người đàn ông nào tuyệt vời hơn thế trên Trái Đất này". Học giả người Đức Johann Wolfgang von Goethe viết: "Trừ ShakespeareSpinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế". Tác giả người Thụy Điển August Strindberg viết: "Linnæus kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học".

  1. ^ Calisher, CH (2007). “Taxonomy: what's in a name? Doesn't a rose by any other name smell as sweet?”. Croatian Medical Journal. 48 (2): 268–270. PMC 2080517. PMID 17436393.

Developed by StudentB