Falcon 9

Falcon 9
Tên lửa Falcon 9 bản Block 5 mang theo 10 vệ tinh Iridium rời Bệ phóng SLC-4E, Căn cứ không quân Vandenberg, Hoa Kỳ (Tháng 1 năm 2019)
Cách dùngTên lửa đẩy quỹ đạo
Hãng sản xuấtHoa Kỳ SpaceX
Quốc gia xuất xứHoa Kỳ Hoa Kỳ
Chi phí phóng$62 triệu USD (2016) [1], $50 triệu USD (2018)[2]
Kích cỡ
Chiều cao
  • Full Thrust: 70 m[3]
  • v1.1: 68,4 m[4]
  • v1.0: 54,9 m[5]
Đường kính3,66 m
Khối lượng
  • Full Thrust: 549.054 kg[3]
  • v1.1: 505.846 kg[6]
  • v1.0: 333.400 kg[7]
Tầng tên lửa2
Sức tải
Tải đến Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO) (28.5°)
Khối lượng
  • Full Thrust:
    Dùng một lần: 22.800 kg[1]
  • v1.1: 13.150 kg[6]
  • v1.0: 10.450 kg[7]
Tải đến Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO) (27°)
Khối lượng
  • Full Thrust:
    Dùng một lần: 8.300 kg
    Tái sử dụng: 5.500 kg [1]
  • v1.1: 4.850 kg[6]
  • v1.0: 4.540 kg[7]
Tải đến Sao Hỏa
Khối lượngFull Thrust: 4.020 kg[1]
Tên lửa liên quan
Được chế bởiFalcon Heavy
Các tên lửa tương đương
Lịch sử
Hiện tạiFull Thrust:
Block 5: Đang hoạt động
Block 4: Ngừng sử dụng
Block 3: Ngừng sử dụng
v1.1: Ngừng sử dụng
v1.0: Ngừng sử dụng
Nơi phóngCăn cứ không quân Mũi Canaveral:
- Bệ phóng SLC-40[1]
Căn cứ không quân Vandenberg:
- Bệ phóng SLC-4E[1]
Trung tâm Vũ trụ Kennedy:
- Bệ phóng LC-39A[1]
Khu phóng SpaceX nam Texas (đang xây dựng) [1]
Tổng số lần phóng70
(Full Thrust: 50, v1.1: 15, v1.0: 5)
Số lần phóng thành công68
(Full Thrust: 50, v1.1: 14, v1.0: 4[8])
Số lần phóng thất bại1 (v1.1)
Số lần phóng khác1 (v1.0)
Các lần phóng khác1 (Full Thrust)
Số lần đápThành công 33 / 39 lần
Ngày phóng đầu tiênFull Thrust: 22 tháng 12 năm 2015
v1.1: 29 tháng 9 năm 2013[9]
v1.0: 4 tháng 6 năm 2010[10]
Tầng I
Chạy bởi
Phản lực mạnh nhất
  • Full Thrust (cuối 2016): 7.607 kN[11]
  • Full Thrust: 6.806 kN[3]
  • v1.1: 5.885 kN[6]
  • v1.0: 4.940 kN[7]
Xung lực riêng
Thời gian bật
  • Full Thrust: 162 s[3]
  • v1.1: 180 s[6]
  • v1.0: 170 s
Nhiên liệuLOX / RP-1
Tầng II
Chạy bởi
Phản lực mạnh nhất
  • Full Thrust: 934 kN[3]
  • v1.1: 801 kN[6]
  • v1.0: 617 kN[7]
Xung lực riêng
  • Full Thrust: 348 s[3]
  • v1.1: 340 s[6]
  • v1.0: 342 s[13]
Thời gian bật
  • Full Thrust: 397 s[3]
  • v1.1: 375 s[6]
  • v1.0: 345 s[7]
Nhiên liệuLOX / RP-1
Cảnh báo: Page using Template:Infobox rocket with unknown parameter "logo_size" (thông báo này chỉ được hiển thị trong bản xem trước).

Falcon 9 là một loại tên lửa đẩy 2 tầng được thiết kế bởi công ty SpaceX có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Dòng tên lửa đẩy Falcon 9 phát triển qua năm phiên bản: Falcon 9 v1.0, Falcon 9 v1.1, Falcon 9 v1.2, Falcon 9 Block 4 (Đã ngừng sử dụng) và hiện tại là Falcon 9 Block 5. Các phiên bản Falcon 9 FT (1.2, Block 4, Block 5) được tối ưu để có thể hạ cánh và tái sử dụng tầng 1 của tên lửa.

Cả hai tầng của phương tiện đều sử dụng các động cơ tên lửa đốt hỗn hợp Oxi lỏng (LOX - Liquid Oxygen) và dầu Kerosene tên lửa (RP-1). Tầng 1 được thiết kế để có thể tái sử dụng, trong khi tầng 2 thì không. Các phiên bản của Falcon 9 được đánh giá nằm trong các phương tiện quỹ đạo có tải trọng tầm trung và tầm lớn. Phiên bản hiện tại của Falcon 9 FT là Block 5 có thể tải đến 22800 kg (50,300 lbs) đến LEO, và 8,300 kg (18,300 lbs) hàng hóa đến GTO.

Falcon 9 kết hợp với tàu vũ trụ Dragon dành hợp đồng Dịch vụ Tiếp tế Thương mại (Commercial Resupply Services - CRS) của NASA để vận chuyển hàng hóa đến Trạm Không Gian Quốc tế (ISS) dưới chương trình Dịch vụ Vận chuyển Quỹ đạo Thương mại (Commercial Orbital Transportation Program - COTS). Nhiệm vụ tiếp tế đầu tiên đến ISS được phóng vào tháng 10 năm 2012. SpaceX dự định nâng tiêu chuẩn của Falcon 9 lên vận chuyển hành khách, đáp ứng với Chương trình phát triển vận tải hành khách thương mại (Commercial Crew Development Program - CCDev) của NASA.

Phiên bản đầu tiên 1.0 được phóng 5 lần trước khi ngừng sử dụng năm 2013. Phiên bản 1.1 được phóng 15 lần từ đầu năm 2013 cho đến tháng 1 năm 2016. Phiên bản Full Thrust được sử dụng từ tháng 12 năm 2015 đã trải qua nhiều thay đổi và cải tiến. Bản nâng cấp Block 5 của Full Thrust là thay đổi lớn cuối cùng của dòng tên lửa Falcon 9, tăng tải trọng, độ an toàn cho vận tải hành khách và số lần tái sử dụng tầng một. Block 5 được phóng lần đầu vào tháng 5 năm 2018, là phiên bản duy nhất còn đang được sử dụng trong dòng Falcon 9. Falcon Heavy là biến thể tên lửa đẩy hạng nặng, sử dụng ba tầng một của Full Thrust đã bay thử thành công vào tháng 2 năm 2018.

  1. ^ a b c d e f g h Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên spacex-capabilities
  2. ^ Baylor, Michael (ngày 17 tháng 5 năm 2018). “With Block 5, SpaceX to increase launch cadence and lower prices”. NASASpaceFlight.com. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ a b c d e f g Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên falcon9-2015
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên spacex-falcon9
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên spacex-falcon9v1.0
  6. ^ a b c d e f g h Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên falcon9-2013
  7. ^ a b c d e f g h Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên falcon9-2010
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sn20121011
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nsfdc20130929
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MSDB
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên falcon9-2016
  12. ^ a b “Falcon 9”. SpaceX. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2013.
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SpaceX ngày 10 tháng 3 năm 2009

Developed by StudentB