Hannah Arendt

Hannah Arendt
Photo of Hannah Arendt in 1933
Chân dung Arendt năm 1933
SinhJohanna Arendt
(1906-10-14)14 tháng 10 năm 1906
Linden, tỉnh Hanover, Vương quốc Phổ, Đế quốc Đức
Mất4 tháng 12 năm 1975(1975-12-04) (69 tuổi)
Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ
Nơi an nghỉĐại học Bard, New York, Hoa Kỳ
Tên khácHannah Arendt Bluecher
Tư cách công dân
Phối ngẫu
Günther Anders
(cưới 1929⁠–⁠1937)

Heinrich Blücher
(cưới 1940⁠–⁠1970)
Cha mẹ
  • Paul Arendt
  • Martha Cohn
Người thânMax Arendt (ông nội)
Henriette Arendt (dì)
Học vịĐại học Berlin
Đại học Marburg
Đại học Freiburg
Đại học Heidelberg (PhD, 1929)
Tác phẩm nổi bật
Thời kỳTriết học thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Trường phái
Tư vấn tiến sĩKarl Jaspers[5]
Đối tượng chính
Triết học chính trị, lý thuyết về chủ nghĩa toàn trị, triết học lịch sử, lý thuyết về tính hiện đại
Tư tưởng nổi bật
Danh sách
Chữ ký

Hannah Arendt (tiếng Đức: [ˌhana ˈaːʁənt] ;[11] tên khai sinh: Johanna Arendt; 14 tháng 10 năm 1906 – 4 tháng 12 năm 1975) là một nhà triết học và sử học người Mỹ gốc Đức. Bà được đánh giá là một trong những nhà lý luận chính trị cực kỳ có ảnh hưởng của thế kỷ thứ 20.[12][13][14]

Arendt sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Linden, nay là Hanover, vào năm 1906. Khi lên ba, gia đình Arendt chuyển đến sống ở Königsberg, thủ phủ Đông Phổ, để cha bà là Paul Arendt tiện điều trị giang mai. Ông mắc phải căn bệnh này từ khi còn trẻ và bệnh tình đã thuyên giảm lúc Arendt chào đời. Ông mất lúc bà mới 7 tuổi. Arendt được nuôi dưỡng trong một gia đình có tư tưởng chính trị vô thần và tiến bộ. Mẹ bà là người nhiệt tình ủng hộ Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Sau khi hoàn thành chương trình trung học ở Berlin, bà đỗ Đại học Marburg và học tập dưới sự chỉ bảo của triết gia Martin Heidegger. Thời gian đó, giữa bà và Heidegger nảy sinh mối tình kéo dài 4 năm.[15] Arendt nhận bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Heidelberg vào năm 1929 với luận văn Tình yêu và Thánh Augustinus theo sự hướng dẫn của nhà triết học hiện sinh Karl Jaspers.

Hannah Arendt kết hôn với Günther Stern vào năm 1929. Vào khoảng những năm 1930 khi Đức Quốc Xã trở nên lớn mạnh, Arendt phải đối diện với thái độ miệt thị người Do Thái ngày càng tăng. Năm 1933 Adolf Hitler lên nắm quyền, Arendt bị cầm tù một thời gian ngắn bởi Gestapo với tội danh thực hiện nghiên cứu bất hợp pháp về chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức Quốc xã. Sau khi được thả, bà trốn khỏi Đức sang Tiệp Khắc và Thụy Sĩ rồi định cư tại Paris. Ở đó, bà làm việc cho tổ chức Thanh niên Aliyah, hỗ trợ những người Do Thái trẻ tuổi di cư đến lãnh thổ ủy trị Palestine. Bà ly hôn Stern vào năm 1937, và cưới Heinrich Blücher vào năm 1940. Khi Đức xâm lược Pháp vào năm 1940, Arendt bị chính quyền sở tại giam giữ vì là người ngoại quốc dù bà đã bị tước quyền công dân Đức từ năm 1937. Bà trốn thoát và đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1941 qua đường Bồ Đào Nha, tới được New York và sống ở đó suốt quãng đời còn lại. Bà trở thành nhà văn, nhà biên tập và công tác tại Tổ chức Tái thiết Văn hóa Do Thái, chính thức nhập quốc tịch Mỹ năm 1950. Sau khi xuất bản cuốn Các nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị (The Origins of Totalitarianism) vào năm 1951, Arendt nổi danh trong vai trò một nhà tư tưởng và một nhà văn. Bà tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm như Thân phận con người (The Human Condition) vào năm 1958, Eichmann ở JerusalemVề cách mạng (On Revolution) vào năm 1963. Ngoài ra, bà còn giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ, nhưng luôn từ chối các hợp đồng thuê theo nhiệm kỳ. Bà đột ngột qua đời vì một cơn đau tim năm 1975, hưởng thọ 69 tuổi, để lại cuốn Đời sống tinh thần (The Life of the Mind) còn đang dang dở.

Trước tác của Arendt xoay quanh nhiều chủ đề. Nổi bật nhất trong số đó là về bản chất của quyền lựccái ác, cũng như về chính trị, dân chủ trực tiếp, quyền hành (authority) và chủ nghĩa toàn trị. Với công chúng, bà có lẽ được nhớ đến nhiều nhất với tranh cãi xung quanh vụ xét xử Adolf Eichmann, là nỗ lực của bà nhằm giải thích rằng chế độ toàn trị hoàn toàn có khả năng biến những người bình thường thành tác nhân dưới sự thống trị của nó, điều mà một số người bất đồng quan điểm coi là lời biện hộ, và với cụm từ "sự tầm thường của cái ác" (the banality of evil).

  1. ^ Allen 1982.
  2. ^ Bowen-Moore 1989, tr. 119.
  3. ^ Kristeva 2001b, tr. 48.
  4. ^ Lovett 2018.
  5. ^ Grunenberg 2017, tr. 3.
  6. ^ Yar 2018.
  7. ^ Fry 2009.
  8. ^ d'Entreves 2014.
  9. ^ Berkowitz 2012b.
  10. ^ Lefort 2002.
  11. ^ Duden 2015, tr. 199.
  12. ^ d'Entreves, Maurizio Passerin (11 tháng 1 năm 2019). “Hannah Arendt”. Stanford Encyclopedia of Philosophy.
  13. ^ Winston, Morton (tháng 2 năm 2009). “Hannah Arendt and the Challenge of Modernity: A Phenomenology of Human Rights by Serena Parekh”. Human Rights Quarterly. 31 (1): 278–282. doi:10.1353/hrq.0.0062. JSTOR 20486747. S2CID 144735049.
  14. ^ “Remembering the Theorist of the Banality of Evil”. Deutsche Welle. 14 tháng 10 năm 2006.
  15. ^ Các bức thư tình của Hannah Arendt và Martin Heidegger Open Culture ngày 10 tháng 5 năm 2017

Developed by StudentB