Jean-Jacques Rousseau

Jean-Jacques Rousseau
Rousseau năm 1753, tranh của Maurice Quentin de La Tour
Sinh(1712-06-28)28 tháng 6 năm 1712
Geneva, Cộng hòa Geneva
Mất2 tháng 7 năm 1778(1778-07-02) (66 tuổi)
Ermenonville, Vương quốc Pháp
Thời kỳTriết học thế kỷ 18
(Triết học hiện đại)
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiHọc thuyết khế ước xã hội
Chủ nghĩa lãng mạn
Đối tượng chính
Triết học chính trị, âm nhạc, giáo dục, văn học, tự truyện
Chữ ký

Jean-Jacques Rousseau (UK: /ˈrs/, US: /rˈs/;[1] tiếng Pháp: [ʒɑ̃ʒak ʁuso]; tiếng Việt: Giăng Giắc Rút-xô,28 tháng 6 năm 1712 – 2 tháng 7 năm 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học.

Tiểu thuyết của Rousseau Émile hay là về giáo dục là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân. Tiểu thuyết tình cảm Julie hay nàng Héloïse mới của ông có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của văn học tiền lãng mạn[2]văn học lãng mạn.[3] Các tác phẩm tự truyện của Rousseau - Những lời bộc bạch, đã mở đầu phong trào viết hồi ký hiện đại, và tác phẩm Les Rêveries du promeneur solitaire đã mở ra một phong trào vào cuối thế kỷ 18 được biết đến như là Thời đại nhạy cảm, với việc tập trung cao độ vào tính khách quan và cái nhìn hướng nội mà sau này đã trở thành một đặc trưng trong các tác phẩm văn học hiện đại sau này. Tác phẩm Bàn về sự bất bình đẳngCác quan hệ xã hội là những tác phẩm kinh điển về tư duy chính trị và tư duy xã hội hiện đại.

Trong suốt thời gian của cuộc cách mạng Pháp, Rousseau là triết gia nổi tiếng nhất trong số những thành viên của câu lạc bộ Jacobin. Rousseau đã được an táng như một người anh hùng dân tộc ở điện Panthéon tại Paris năm 1794, 16 năm sau khi mất.

  1. ^ Webster, “Rousseau”, Random House Webster's Unabridged Dictionary, Random House
  2. ^ “Preromanticism”. Literary Criticism Homework Help - eNotes.com. eNotes. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2010. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Darnton, Robert, “6. Readers Respond to Rousseau: The Fabrication of Romantic Sensitivity”, The Great Cat Massacre

Developed by StudentB