Kana | |
---|---|
Thể loại | |
Thời kỳ | k. 800 CE đến nay |
Hướng viết | Vertical right-to-left, trái sang phải |
Các ngôn ngữ | tiếng Nhật, tiếng Okinawa, tiếng Ainu, tiếng Palau[1] |
Hệ chữ viết liên quan | |
Nguồn gốc | |
ISO 15924 | |
ISO 15924 | Hrkt, 412 |
Unicode | |
U+30A0–U+30FF | |
Hệ thống chữ viết tiếng Nhật |
---|
Thành phần |
Sử dụng |
Latin hoá |
Kana (
Katakana với một vài bổ sung cũng được sử dụng để viết tiếng Ainu. Chữ viết kana Đài Loan được sử dụng trong tiếng Phúc Kiến Đài Loan như một kiểu chú thích (furigana) cho các chữ Hán trong thời kỳ Đài Loan chịu sự đô hộ của Nhật Bản.
Mỗi kí tự kana (syllabogram) tương ứng với một âm thanh trong tiếng Nhật. Các kí tự này luôn tuân theo thứ tự phụ âm (từ đây viết tắt là C (consonant) - âm tiết đầu) với nguyên âm (từ đây viết tắt là V (vowel) - âm tiết trung tâm), như ka, ki, etc., hay nguyên âm, như a, i, etc., với ngoại lệ duy nhất của tự vị phụ âm cho âm tiết đuôi giọng mũi thường được Latin hoá như âm n. Cấu trúc này được một số học giả đưa vào hệ thống mora thay vì syllabic, bởi vì nó đòi hỏi sự kết hợp của hai âm để biểu diễn một âm tiết CVC với đuôi (tức là CVn, CVm, CVng), một âm tiết CVV với hạt nhân phức tạp (tức là các nguyên âm dài phức tạp hoặc biểu cảm), hoặc một âm tiết CCV với âm đầu phức tạp (tức là bao gồm một âm lướt, CyV, CwV).
Do số lượng âm đơn ở Nhật rất hạn chế, cũng như cấu trúc âm tiết tương đối cứng nhắc, hệ thống kana là một đại diện rất chính xác cho ngôn ngữ nói tiếng Nhật.