Cộng hòa Kosovo
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Vị trí trong châu Âu | |
Tổng quan | |
Vị thế | Lãnh thổ tranh chấp
|
Thủ đô và thành phố lớn nhất | Prištinaa 42°40′B 21°10′Đ / 42,667°B 21,167°Đ |
Ngôn ngữ chính thức | |
Ngôn ngữ vùng | |
Sắc tộc | [2] |
Chính trị | |
Chính phủ | Cộng hòa lập hiến đại nghị đơn nhất |
Vjosa Osmani | |
Albin Kurti | |
Glauk Konjufca | |
Lập pháp | Quốc hội |
Lịch sử | |
Thành lập | |
1877 | |
31 tháng 1 năm 1946 | |
2 tháng 7 năm 1990 | |
9 tháng 6 năm 1999 | |
• Chính quyền LHQ | 10 tháng 6 năm 1999 |
17 tháng 2 năm 2008 | |
• Kết thúc giám sát quốc tế | 10 tháng 9 năm 2012 |
19 tháng 4 năm 2013 | |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 10.887 km2 (hạng 171) 4.212 mi2 |
• Mặt nước (%) | 1,0[6] |
Dân số | |
• Ước lượng 2020 | 1.873.160[5] (hạng 152) |
• Mật độ | 159/km2 412/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2020 |
• Tổng số | $23.524 tỷ[7] |
$13.017[7] | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2020 |
• Tổng số | $8,402 tỷ[7] |
• Bình quân đầu người | $4.649[7] |
Đơn vị tiền tệ | Euro (€)b (EUR) |
Thông tin khác | |
Gini? (2017) | 29,0[8] thấp |
HDI? (2016) | 0,742[9] cao |
Múi giờ | UTC+1 (CET) |
• Mùa hè (DST) | UTC+2 (CEST) |
Cách ghi ngày tháng | ngày.tháng.năm |
Giao thông bên | phải |
Mã điện thoại | +383 |
Mã ISO 3166 | XK |
Tên miền Internet | .xk (đề xuất) |
|
Kosovo (tiếng Albania: Kosova [kɔsɔva]; tiếng Kirin Serbia: Косово) là một lãnh thổ tranh chấp[11][12] và quốc gia được một bộ phận quốc tế công nhận[13][14] tại Đông Nam Âu, tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với tên gọi nước Cộng hòa Kosovo (tiếng Albania: Republika e Kosovës; tiếng Serbia: Република Косово / Republika Kosovo). Kosovo là lãnh thổ nội lục tại miền trung Bán đảo Balkan, thủ đô và thành phố lớn nhất là Priština. Kosovo có biên giới với Bắc Macedonia và Albania về phía nam, Montenegro về phía tây, và lãnh thổ không tranh chấp của Serbia về phía bắc và đông. Serbia công nhận quyền cai trị lãnh thổ của chính phủ dân cử Kosovo,[15] song họ vẫn tiếp tục yêu sách lãnh thổ này với tên gọi Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija.
Trong thời kỳ cổ đại, Vương quốc Dardania, và sau đó là Tỉnh Dardania của La Mã nằm trên khu vực. Đến thời kỳ Trung Cổ, khu vực thuộc Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Bulgaria và Serbia, và nhiều người nhận định Trận Kosovo vào năm 1389 là một trong các thời khắc quyết định trong lịch sử Trung Cổ của Serbia. Kosovo là bộ phận của Đế quốc Ottoman từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, và trong cuối thế kỷ 19 khu vực trở thành trung tâm của phong trào độc lập Albania cùng với Liên minh Prizren. Do thất bại trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912–13), Đế quốc Ottoman nhượng lại Tỉnh Kosovo cho Đồng Minh Balkan; Vương quốc Serbia lấy được phần lớn lãnh thổ này, còn Vương quốc Montenegro sáp nhập phần phía tây, song hai quốc gia sau đó gia nhập Vương quốc Nam Tư sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau một giai đoạn nhất thể Nam Tư trong Vương quốc, hiến pháp Nam Tư sau Chiến tranh thế giới thứ hai lập ra Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija thuộc nước cộng hòa Serbia của Nam Tư.
Căng thẳng sắc tộc kéo dài giữa cư dân Albania và Serb khiến lãnh thổ bị phân chia theo dân tộc, dẫn đến bạo lực giữa hai dân tộc mà đỉnh điểm là Chiến tranh Kosovo 1998–99, nằm trong các cuộc Chiến tranh Nam Tư rộng hơn.[16] Chiến tranh kết thúc bằng cuộc can thiệp quân sự của NATO, buộc Cộng hòa Liên bang Nam Tư triệt thoái binh sĩ khỏi Kosovo, nơi đây được Liên Hợp Quốc bảo hộ theo Nghị quyết số 1244. Ngày 17 tháng 2 năm 2008, Nghị viện Kosovo tuyên bố độc lập, và từ đó giành được công nhận ngoại giao là quốc gia có chủ quyền từ 110 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (đến tháng 12/2016). Serbia từ chối không nhận Kosovo là một quốc gia,[17] song theo Thỏa thuận Bruxelles năm 2013 họ chấp thuận tính hợp pháp của các cơ quan Kosovo. Kosovo được phân loại là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, trải qua tăng trưởng kinh tế vững chắc trong những năm gần đây theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế, và là một trong bốn quốc gia tại châu Âu có tăng trưởng trong tất cả các năm kể từ bắt đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.[18]
Turkish language is currently official in Prizren and Mamuşa/Mamushë/Mamuša municipalities. In 2007 and 2008, the municipalities of Gjilan/Gnjilane, southern Mitrovicë/Mitrovica, Prishtinë/Priština and Vushtrri/Vučitrn also recognized Turkish as a language in official use.
it has been a highly disputed territory