Cộng hòa Philippines
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Đại ấn | |
Vị trí của Philippines (xanh đậm) trên thế giới | |
Tổng quan | |
Thủ đô | Manilaa 14°35′B 120°58′Đ / 14,583°B 120,967°Đ |
Thành phố lớn nhất | Thành phố Quezon 14°38′B 121°02′Đ / 14,633°B 121,033°Đ |
Ngôn ngữ chính thức | |
• Ngôn ngữ địa phương được công nhận | |
Ngôn ngữ quốc gia | Tiếng Filipino |
Ngôn ngữ thiểu số | |
Sắc tộc | 33.8% Visayas 27.7% Tagalog 9.8% Ilocos 6.8% Bicol 5.1% Moro 3.1% Kapampangan 1.7% Igoro 1.4% Pangasinan 1.2% Người Hoa 1.1% Zamboanga 8,3% khác |
Tôn giáo chính | 90,18% Cơ Đốc Giáo 5,67% Hồi Giáo 4,15% khác |
Tên dân cư | |
Chính trị | |
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống |
Ferdinand Marcos Jr. | |
• Phó tổng thống | Sara Duterte-Carpio |
Lập pháp | Quốc hội |
Thượng viện | |
• Hạ viện | Hạ viện |
Lịch sử | |
Độc lập | |
• Tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha | 12 tháng 6 năm 1898 |
• Tây Ban Nha nhượng cho Hoa Kỳ | 10 tháng 12 năm 1898 |
21 tháng 1 năm 1899 | |
14 tháng 5 năm 1935 | |
• Độc lập từ Hoa Kỳ | 4 tháng 7 năm 1946 |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 300,000 km2[3] (hạng 73) 120,000 mi2 |
• Mặt nước (%) | 0,61 |
Dân số | |
• Điều tra 2020 | 105.816.000 |
• Mật độ | 353/km2 (hạng 37) 914,3/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2020 |
• Tổng số | ~934 tỷ USD (hạng 27) |
8.574 USD (hạng 115) | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2020 |
• Tổng số | 367.3 tỷ USD (hạng 32) |
• Bình quân đầu người | 3.373 USD (hạng 119) |
Đơn vị tiền tệ | Peso (₱) (PHP) |
Thông tin khác | |
Gini? (2021) | 40,7 trung bình |
HDI? (2021) | 0,699 trung bình · hạng 116 |
Múi giờ | UTC+8 (PST) |
• Mùa hè (DST) | không áp dụng |
Giao thông bên | phải |
Mã điện thoại | +63 |
Mã ISO 3166 | PH |
Tên miền Internet | .ph |
Philippines (phát âm tiếng Anh: /ˈfɪlɪpiːnz/, phiên âm tiếng Việt: "Phi-líp-pin", tiếng Tagalog/tiếng Filipino: "Pilipinas" hoặc "Filipinas"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Philippines (tiếng Tagalog/tiếng Filipino: Republika ng Pilipinas; tiếng Anh: Republic of the Philippines) là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á. Philippines nằm cách đảo Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía Bắc, cách Việt Nam qua biển Đông ở phía Tây, cách đảo Borneo của Indonesia qua biển Sulu ở phía Tây Nam và các đảo khác của nước này qua biển Celebes ở phía Nam, phía đông là biển Philippines và đảo quốc Palau. Philippines nằm trên Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và gần với đường xích đạo, do vậy, quốc gia này hằng năm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các trận động đất và bão nhiệt đới - đây là quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai vào bậc nhất trên toàn cầu[5], song lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Philippines có diện tích 300.000 km² (115.831 dặm vuông Anh), là quốc gia rộng lớn thứ 71 trên thế giới,[6] bao gồm 7.641[7] hòn đảo được phân loại phổ biến thành ba vùng địa lý lớn: Luzon, Visayas, và Mindanao. Thủ đô của Philippines là Manila, còn thành phố đông dân và lớn nhất là Quezon; cả hai thành phố đều thuộc Vùng đô thị Manila.
Với dân số ít nhất là 106,7 triệu,[8] Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy tại châu Á, thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, còn có khoảng 12 triệu người Philippines sống tại hải ngoại, họ tạo thành một trong những cộng đồng lớn và có ảnh hưởng trên thế giới.[9] Philippines có sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Vào thời tiền sử, người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là các làn sóng nhập cư của người Nam Đảo. Sau đó, nhiều quốc gia khác nhau được thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai trị của những quân chủ mang tước vị Datu, Rajah, Sultan hay Lakan. Thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho văn hóa Trung Quốc được truyền bá đến Philippines, đồng thời xuất hiện nhiều hơn các khu vực buôn bán của người Hán; dần dần, cộng đồng này định cư lâu dài và chuyển thành người Philippines gốc Hoa.
Ferdinand Magellan đến Philippines vào năm 1521, sự kiện này đánh dấu kỷ nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần đảo. Năm 1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên cho quần đảo là Las Islas Filipinas, tức Quần đảo Philippines, nhằm tôn vinh Quốc vương Felipe II của Đế quốc Tây Ban Nha. Miguel López de Legazpi đến quần đảo từ Tân Tây Ban Nha (tức México ngày nay) vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng hơn 300 năm sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Roma chiếm ưu thế tại Philippines. Hiện nay, Philippines và Đông Timor là hai quốc gia Đông Nam Á cũng như châu Á duy nhất mà tôn giáo này chiếm ưu thế. Thời kỳ thuộc địa cũng đã làm cho Philippines trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á ngày nay còn lưu lại rất ít, có thể nói gần như không đối với sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Thời kỳ thuộc địa cũng là thời kỳ mà Manila trở thành đầu mối châu Á của tuyến đường thương mại thuyền buồm Manila-Acapulco.
Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, tại quần đảo này đã liên tiếp diễn ra các cuộc cách mạng Philippines, chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và chiến tranh Philippines-Mỹ, dẫn đến kết quả cuối cùng là Hoa Kỳ trở thành thế lực mới, thay thế Tây Ban Nha thống trị quần đảo, song quá trình này bị gián đoạn kể từ sau khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,[10] Hiệp ước Manila công nhận "Cộng hòa Philippines" là một quốc gia độc lập có chủ quyền.[11] Kể từ đó, Philippines trải qua các biến động chính trị lớn, là phong trào "quyền lực nhân dân" lật đổ chế độ độc tài của nhà độc tài Ferdinand Marcos.
Thể chế chính trị của Philippines ngày nay Cộng hòa Tổng thống chế. Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường, tổng GDP xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan và đứng hạng 32 toàn cầu theo GDP danh nghĩa năm 2020[12]. Philippines được coi là một trong những con Hổ mới châu Á cùng với Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. HSBC dự đoán kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050[13], đồng thời, quy mô dân số rất lớn (hơn 105 triệu người) cùng chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao giúp cho Philippines có triển vọng để được công nhận là một cường quốc khu vực cũng như cường quốc bậc trung.[14] Tuy nhiên, triển vọng có thể trở thành hiện thực được hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng.[15]
Bên cạnh những dự báo khả quan về kinh tế,[13] xã hội Philippines hiện đại cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, nhức nhối như: nạn tham nhũng,[16] bất bình đẳng kinh tế - xã hội,[17] tệ nạn ma túy[18] cùng chủ nghĩa khủng bố - ly khai do các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan ở miền Nam đất nước như Abu Sayyaf tiến hành.[19][20]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 7 mother languages
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp); |url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)